• 070.299.4979
  • 212 Tầm Vu, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Phơi đồ trong phòng điều hoà có thật sự hiệu quả?

Phơi đồ trong phòng điều hòa là 1 cách làm khô quần áo nhanh chóng. Đặc biệt trong những ngày trời mưa ẩm, không chỉ giúp quần áo nhanh khô hơn mà còn hạn chế mùi hôi khó chịu.
Tuy nhiên, khi phơi quần áo trong phòng điều hòa, bạn cần sử dụng chế độ vắt khô  của máy giặt hoặc dùng tay vắt kiệt nước trên quần áo. Tránh phơi quần áo quá ướt dưới điều hòa vì sẽ khiến máy tiêu tốn nhiều điện năng do thời gian bật máy lâu hơn để làm khô quần áo. Hãy cùng Ku Bull cửa hàng giặt sấy Cần Thơ tham khảo bài viết sau đây về những lưu ý khi phơi quần áo trong phòng điều hoà nhé.

Cách phơi quần áo trong phòng điều hòa hiệu quả

Bước 1: Chọn phòng nhỏ nhất trong nhà có trang bị điều hòa để phơi quần áo. Không nên chọn phòng có diện tích lớn gây lãng phí điện năng không cần thiết.

Bước 2: Vắt quần áo thật khô bằng tay hoặc bằng máy giặt để hạn chế chảy nước ra sàn. Đồng thời cũng giúp quần áo nhanh khô hơn. Bạn cũng có thể phơi quần áo ở ngoài trời cho ráo nước rồi mới mang vào phòng.

Bước 3: Nên trang bị giá (giàn) phơi quần áo chuyên dụng (có thể di chuyển linh hoạt) để phơi quần áo trong phòng.

Không nên phơi quần áo sát nhau, nên phơi cách nhau 1 khoảng để quần áo nhanh khô hơn. Bạn nên phơi quần áo bằng móc, vuốt thẳng các nếp gấp (hình thành do quá trình vắt bằng tay hoặc bằng máy). Nhờ vậy, hơi ẩm ở các vị trí khó làm khô như cổ áo, nách áo, đáy quần…sẽ được luồng gió điều hòa làm khô nhanh hơn.

Bạn không nên mắc quần áo ẩm lên ghế, giá treo đồ hoặc trải quần áo ra giường. Như vậy, không những khiến quần áo lâu khô hơn mà còn bị ám mùi hôi khó chịu.

Nên treo quần áo dàn trải thưa ra để quần áo không bị ẩm gây mùi hôi khó chịu khi phơi trong phòng kín

Nên treo quần áo dàn trải thưa ra để quần áo không bị ẩm gây mùi hôi khó chịu khi phơi trong phòng kín

Bước 4: Sau khi đóng kín các cửa phòng, bạn tiến hành bật điều hòa. Lưu ý chỉnh nhiệt độ thấp hơn mức muốn cài đặt ban đầu là 2 độ C. Đồng thời mở chế độ gió ở mức cao nhất. Có thể sử dụng thêm chế độ Dry (chế độ làm khô) được tích hợp sẵn trên điều hòa.

Bước 5: Nếu muốn quần áo khô nhanh hơn, đồng thời tiết kiệm điện cho điều hòa, bạn nên sử dụng thêm quạt hướng thẳng vào vị trí quần áo đang treo.

Quạt sẽ làm nhiệm vụ thổi hơi ẩm từ quần áo ra ngoài không khí. Sau đó điều hòa sẽ hấp thụ hơi ẩm này. Khi kết hợp cả 2 thiết bị này chắc chắn sẽ giúp quần áo mau khô hơn là khi chỉ sử dụng điều hòa.

Một số lưu ý khi phơi quần áo trong phòng điều hòa

1. Vệ sinh điều hòa sạch sẽ

Việc phơi quần áo trong phòng điều hòa giúp quần áo mau khô và bớt mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn phơi quần áo trong phòng điều hòa lâu ngày chưa được vệ sinh lại mang đến kết quả ngược lại.

Bụi bẩn và nấm mốc bám trên điều hòa sẽ sinh ra mùi hôi khó chịu bám trên quần áo. Chính vì vậy, bạn nên vệ sinh điều hòa thường xuyên, ít nhất 6 tháng/lần để mang đến bầu không khí trong lành, hạn chế mùi hôi khó chịu.

Phơi quần áo ẩm ướt trong phòng cũng có thể làm ảnh hưởng đến năng suất của máy lạnh, vì thế bạn nên vệ sinh điều hoà thường xuyên

Phơi quần áo ẩm ướt trong phòng cũng có thể làm ảnh hưởng đến năng suất của máy lạnh, vì thế bạn nên vệ sinh điều hoà thường xuyên

2. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp khi phơi đồ trong phòng điều hòa

Nhiều người khi phơi quần áo trong phòng điều hòa thường có thói quen để nhiệt độ khá thấp. Họ như vậy sẽ khiến quần áo nhanh khô hơn. Tuy nhiên, khi bạn cài đặt điều hòa ở nhiệt độ thấp sẽ khiến máy tiêu thụ rất nhiều điện năng. Chi phí tiền điện cũng vì thế mà tăng lên đáng kể.

Thay vào đó, bạn nên tận dụng chế độ làm khô (Dry) được tích hợp sẵn trên điều hòa. Nó vừa tiết kiệm điện mà giúp quần áo nhanh khô hơn.

Khi phơi quần áo trong phòng, bạn chỉ nên cài đặt nhiệt độ thấp hơn 2 độ C so với mức cài đặt ban đầu. Ví dụ ban đầu bạn muốn cài đặt nhiệt độ phòng ở mức 26 độ C. Khi phơi quần áo, bạn chỉ nên cài đặt điều hòa ở mức 25 độ C; kết hợp chế độ hút ẩm để đạt hiệu quả.

Bạn không nên lạm dụng phơi quần áo trong phòng điều hòa. Chỉ nên làm điều này trong những ngày thời tiết mưa ẩm, quần áo phơi ngoài trời không thể khô được. Nếu trời tạnh ráo, bạn nên phơi quần áo bên ngoài để hạn chế mùi hôi và vi khuẩn gây hại.

Nguồn: Sưu tầm