• 070.299.4979
  • 212 Tầm Vu, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Bỏ túi cách tái chế quần áo cũ thành mới đơn giản, tiết kiệm

Nếu bạn là một tín đồ của ngành sáng tạo thời trang và không muốn lãng phí những bộ quần áo đã cất tủ lâu năm thì đây sẽ là một bài viết mà bạn nên theo dõi. Ku Bull cửa hàng giặt ủi cần thơ sẽ gợi ý cho bạn một vài ý tưởng cho những bộ quần áo tái chế độc đáo và phá cách để bạn có thể thực hiện tại nhà.

1. Làm miếng bông có thể tái sử dụng

Miếng bông được biết đến với tác dụng tẩy trang lớp trang điểm, và một năm bạn sẽ tốn rất nhiều tiền để mua sản phẩm này. Do đó, bạn có thể tự làm bông tẩy trang bằng cách tận dụng quần áo cũ. Sau khi tẩy trang xong, bạn chỉ cần rửa sạch và sấy khô trước khi sử dụng tiếp. 

Hơn thế nữa, một số loại vải phổ biến như vải lanh, bông thô và vải denim có thể tận dụng làm mặt thô của bông tẩy trang. Ngược lại, các loại vải mềm hơn như nỉ, bông sẽ làm mặt còn lại.

Dụng cụ cần có ngoài những loại vải từ quần áo tái chế đã được liệt kê ở trên, bạn chỉ cần thêm một chiếc máy may. Dưới đây là 2 bước đơn giản để làm miếng bông tẩy trang:

Bước 1: Cắt vải thành các hình vuông 10cm x 10cm và ghép hai mặt thô và mịn lại với nhau.

Bước 2: Sử dụng đường may zigzag để bắt đầu và kết thúc bằng một vài mũi khâu, hãy đảm bảo mũi kim luôn nằm trong vải kể cả khi bạn xoay vải để luồng lên hoặc luồng xuống.

2. Cách tái chế quần áo cũ thành giẻ lau bụi

Tại sao bạn lại phải mua một chiếc vải lau bụi, trong khi bạn hoàn toàn có thể dễ dàng làm giẻ lau bằng quần áo tái chế? Cách tái chế quần áo cũ thành vật dụng mới cực sáng tạo từ những chiếc áo phông cũ, bạn chỉ cần cắt một mảnh vải và may thành một chiếc giẻ lau gương, đồ thủy tinh hoặc thậm chí lau mặt sàn bếp. Bốn bước cơ bản sau đây sẽ giúp bạn giải quyết câu hỏi trên:

Bước 1: Đặt áo phông xuống mặt phẳng bất kỳ như bàn hoặc sàn nhà.

Bước 2: Cắt một đường thẳng xuất phát từ dưới tay áo và đi qua vùng ngực áo.

Bước 3: Đặt phần trên của áo phông sang một bên và cắt ba trong số các cạnh của phần dưới cùng bằng máy cắt vòng.

Bước 4: Cắt bớt các cạnh bị rách và may các mặt lại với nhau, bạn đã có một chiếc giẻ lau hoàn chỉnh.

3. Cách làm màng che thực phẩm từ vải cũ

Màng bọc thực phẩm là công cụ không thể thiếu trong gian bếp của các bà nội trợ. Tuy nhiên, màng bọc thực phẩm được làm từ nhựa và chỉ sử dụng được một lần. Từ những mảnh quần áo tái chế bằng vật liệu cotton, bạn đã có thể may thành một chiếc màng che tuyệt vời và thân thiện với môi trường.

Đối với những khay thực phẩm dùng để đi dã ngoại hoặc những bữa ăn mang theo đến công sở, bạn chỉ cần sử dụng một lớp vải. Ngược lại, với thức ăn thừa cho vào tủ lạnh, bạn nên sử dụng hai lớp. Hoặc bạn có thể chèn thêm một lớp vải PUL (loại vải không thấm nước, cực kỳ nhẹ và bền). Tuy nhiên, vải PUL vẫn là một loại nhựa, và bạn có thể cân nhắc nếu bạn hoàn toàn không muốn sử dụng các vật liệu liên quan đến nhựa.

Dưới đây là cách tạo màng bọc thực phẩm bằng cách kết hợp áo phông cotton và một số loại vải PUL, hoặc hai lớp áo phông cotton:

Bước 1: Cắt hai hình tròn rộng hơn 4cm so với hộp hoặc tô, chén mà bạn muốn đậy lại.

Bước 2: Đặt các hình tròn mặt phải của áo hướng ra ngoài và mặt trái vào trong, rồi khâu zigzag xung quanh hình tròn.

Bước 3: Lấy một ít chun từ những chiếc váy hoặc quần cũ mà bạn không dùng nữa, kéo căng thun và may theo các mép ngoài của miếng vải tròn. Sử dụng đường khâu chằng và đường khâu thường để nhíp các mép lại với nhau. Vậy là bạn đã có một tấm màng bọc thực phẩm đẹp và tiện lợi.

4. Tái chế quần áo thành vỏ đệm, vỏ gối và chăn

Những chiếc áo phông thường có nhiều hình in ấn tượng và sống động, sử dụng chúng để cắt dán làm chăn hoặc vỏ đệm, vỏ gối là một ý tưởng tuyệt vời. Hoặc nếu bạn có một số quần jeans cũ không còn phù hợp với mình nữa, bạn cũng có thể “biến tấu” những chiếc quần này, và ghép nhiều cặp quần jeans khác nhau để tạo thành vỏ gối hoặc vỏ đệm. 

5. Hãy luôn giữ thói quen tái chế

Nhiều chuỗi thời trang cao cấp khuyến khích khách hàng mang quần áo cũ đến cửa hàng để thu mua. Thói quen sử dụng quần áo tái chế để chế tạo thành những đồ vật thân thiện trong gia đình là một việc làm tốt và cần được duy trì. Quần áo cũ nên được tái chế thay vì bỏ phí để tiết kiệm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường cũng như giúp trí tư duy và sáng tạo của bạn được kích thích và phát triển. 

Nguồn: Sưu tầm